Rồng Bạch Kim Chính Xác 100

Bác sĩ Nguyệt Anh (hàng sau, bìa phải) say nghề, mê xoilac tv

【xoilac tv】Bất ngờ về nữ bác sĩ say nghề, mê... đá bóng

Bác sĩ Nguyệt Anh (hàng sau, bìa phải) say nghề, mê đá bóng
nvcc

Mái tóc tém năng động, trẻ trung, lối nói chuyện giản dị, gần gũi, nữ bác sĩ Huỳnh Phương Nguyệt Anh, 35 tuổi, Khoa Chấn thương Chỉnh hình, Bệnh viện Trường Đại học Y Dược TP.HCM, gây ấn tượng với tất cả mọi người dù chỉ mới gặp.

“Tôi yêu bóng đá lắm”

Nguyệt Anh cười, chia sẻ như vậy. Mê bóng đá từ nhỏ, cho tới nay, bóng đá cũng trở thành môn thể thao mang lại nhiều niềm vui, sự cân bằng trong học tập và nghiên cứu của nữ bác sĩ.

Từ khi ra trường tới khi về Bệnh viện Trường ĐH Y dược TP.HCM công tác, Nguyệt Anh tham gia nhiều giải Futsal nữ và đạt nhiều thành tích. Chị và đồng đội giành huy chương đồng giải Futsal nữ Đại hội thể dục thể thao TP.HCM lần 8; Giải nhất, nhì các năm 2019, 2018 môn bóng đá nữ hội thao công nhân viên chức lao động Công đoàn khối cơ sở Bộ Y tế...

Bác sĩ Nguyệt Anh (bìa trái) say mê trái bóng tròn và đam mê nghiên cứu về y học thể thao

nvcc

Niềm đam mê với thể thao càng khiến bác sĩ Nguyệt Anh quan tâm tới các chấn thương trong thể thao, cách thức điều trị của các vận động viên. Một kỷ niệm khó quên là ngày chị phỏng vấn vào làm việc tại bệnh viện, giám đốc Bệnh viện Trường ĐH Y dược TP.HCM đặt câu hỏi “Tại sao ở Việt Nam cũng mổ dây chằng chéo, nước ngoài cũng mổ dây chằng chéo nhưng người ta lại thường chọn ra nước ngoài để điều trị?”.

“Tôi đã trả lời là do điều trị mổ và do hệ thống điều trị đa chuyên khoa, vật lý trị liệu, dinh dưỡng cho bệnh nhân… Đó là lý do tôi muốn phát triển y học thể thao hơn nữa, để chữa được những chấn thương cho các vận động viên ngay tại Việt Nam, giúp vận động viên sớm được quay trở lại thi đấu”, nữ bác sĩ đam mê bóng đá kể.

Bóng đá giúp bác sĩ Nguyệt Anh (áo xanh, bìa trái) cân bằng trong cuộc sống
nvcc

Làm việc tại khoa chấn thương chỉnh hình, bác sĩ Nguyệt Anh đã tham gia điều trị cho nhiều cầu thủ nam như Nguyễn Phong Hồng Duy, Công Phượng, Đoàn Văn Hậu… và hiện tại đang điều trị cho một số cầu thủ nữ.

“Tôi cũng chơi thể thao, cũng từng gặp chấn thương, tôi càng hiểu rõ hơn nỗi đau của vận động viên. Tôi cũng hiểu trong thể thao, mỗi bộ môn sẽ có những chấn thương riêng, nên việc điều trị cho vận động viên thể thao là phải cá nhân hóa, không chỉ điều trị chấn thương mà điều trị về tâm lý. Những điều ấy giúp tôi điều trị tốt hơn”, chị chia sẻ.

Vượt qua 2 cú sốc

Kể với chúng tôi, bác sĩ Nguyệt Anh nói, trong đời làm nghề, chị đã trải qua 2 cú sốc. Một là vào tháng 6.2021, khi chị xung phong vào tâm dịch ở Bắc Giang để chống dịch. Lúc này vật tư y tế ở địa phương còn khó khăn, nhiều ca nhiễm nặng và đã tử vong.

“Có một bệnh nhân còn rất trẻ, sinh năm 1999, khi ấy chúng tôi thiếu máy sốc tim và không thể cứu được người bệnh. Nhìn bệnh nhân rời khỏi vòng tay của mình, mình bất lực vì không đủ trang thiết bị y tế là một cảm giác rất buồn, day dứt”, chị Nguyệt Anh kể.

Bác sĩ Nguyệt Anh trong buổi trả lời phỏng vấn Báo Thanh Niên
thúy hằng

Lần thứ 2, đó là lúc TP.HCM đương đầu với đợt dịch thứ 4. Đầu tháng 8.2021, Bệnh viện Trường Đại học Y dược TP.HCM được giao triển khai Trung tâm Hồi sức người bệnh Covid-19. Bác sĩ Nguyệt Anh kể chị chưa bao giờ nhìn thấy nhiều bệnh nhân qua đời như vậy, thời điểm đó rất nhiều bác sĩ trẻ, những nhân viên y tế, tình nguyện viên chưa có nhiều kinh nghiệm đã sốc, sang chấn tâm lý khi nhìn bệnh nhân khó thở và nói “bác sĩ ơi, tôi muốn chết”.

“Nhiều bạn khi phải quyết định ngừng máy thở hay phải gọi cho gia đình của bệnh nhân, thông báo tin buồn đều rất đau lòng. Cuộc chiến này đã lấy đi nước mắt của rất nhiều người. Không ai muốn phải là người gọi những cuộc điện thoại đó. Thế nhưng chúng tôi đều hiểu rằng, trách nhiệm của người thầy thuốc là cứu người, chúng tôi động viên nhau. Tôi chủ động làm những nhiệm vụ khó, từ đó dần dần để các em làm quen...”, nữ bác sĩ chia sẻ.

Nữ bác sĩ trẻ say nghề, tham gia nhiều hoạt động cộng đồng và công tác Đoàn
nvcc

Bên cạnh những nỗi buồn, trong cuộc chiến với Covid-19, chị Nguyệt Anh và đồng đội cũng được tiếp sức bởi những niềm vui, đó là nụ cười của những bệnh nhân được điều trị khỏi bệnh. Đặc biệt, sau đợt dịch thử lửa gian nan này, thành phố đã có rất nhiều bác sĩ trẻ tiến bộ rất nhanh chóng, giúp sức cho ngành y tế của TP.HCM sau này.

Ở bệnh viện nhiều hơn ở nhà

Ở tuổi 35, nữ bác sĩ Nguyệt Anh đang độc thân, cô nói vui “đồng nghiệp, bạn bè nhiều người muốn “bán” tôi rồi, nhưng chắc chưa đủ duyên”. Nữ bác sĩ kể cuộc sống hiện tại của mình đang bận rộn nhưng ý nghĩa. Ngoài 8 giờ làm việc mỗi ngày như mọi người, bác sĩ Nguyệt Anh còn đọc sách, làm công tác Đoàn và say mê nghiên cứu khoa học, thực hiện nhiều hoạt động cộng đồng. Hiện tại, chị còn đang là Bí thư Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Bệnh viện Trường ĐH Y dược TP.HCM.

“Sau đợt dịch vừa rồi, tôi tự hứa với bản thân sẽ dành nhiều thời gian hơn để đi du lịch, đưa ba mẹ đi chơi, nhưng chỉ được vài ngày, cứ thấy bệnh nhân gọi điện, hẹn khám, rồi lịch phẫu thuật dày đặc, tôi lại quên hết và ở bệnh viện nhiều hơn ở nhà”, nữ bác sĩ vui vẻ.

Bác sĩ yêu bóng đá 3 lần nhận giải thưởng Phạm Ngọc Thạch

Bác sĩ Nguyệt Anh 3 lần nhận giải thưởng Phạm Ngọc Thạch (2019, 2020, 2022) cho những bác sĩ trẻ có thành tựu xuất sắc.

Năm 2021, chị nhận bằng khen của Thủ tướng Chính phủ khen thưởng cá nhân có thành tích tiêu biểu xuất sắc trong công tác phòng chống dịch Covid-19 tại đợt dịch lần thứ 4 và nhiều bằng khen khác.

Đến nay bác sĩ Nguyệt Anh có 2 công trình nghiên cứu khoa học thành công và được ứng dụng tại bệnh viện là “Xác định giá trị ngưỡng và tính khả lặp của phép đo mức di lệch mâm chày ra trước trên khớp gối bình thường người Việt Nam bằng dụng cụ KT - 1000” và “Phẫu thuật nội soi khớp cổ chân sử dụng dụng cụ khớp gối: tính khả thi, an toàn và hiệu quả”.

Bác sĩ Nguyệt Anh và đồng nghiệp đang thực hiện đề tài nội soi khớp cổ tay. Theo bác sĩ, cái khó của thực hiện nội soi khớp nhỏ là bệnh nhân thường bỏ sót, ít quan tâm và việc thực hiện cũng cần những dụng cụ chuyên biệt, đắt tiền. "Vì vậy hiện chưa có nhiều bệnh viện đầu tư. Với những bệnh nhân bị chấn thương khớp cổ tay thường sẽ vẫn phải thực hiện mổ mở, quá trình điều trị chưa thực sự triệt để, nên chúng tôi càng tập trung nghiên cứu", nữ bác sĩ say nghề, mê bóng đá nói.

Du khách vui lòng để lại nhận xét:

© 2024. sitemap